Đặc điểm Gà_lông_màu

Lợi thế

Các giống gà lông màu đang được nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng và phát triển bởi cho hiệu quả kinh tế cao với giá bán sản phẩm thường gấp đôi so với gà công nghiệp. Trên thế giới, thường chọn tạo dòng mới từ một con đực đầu dòng và mất khoảng thời gian dài từ 10 đến 15 năm[1]. Gà lông màu có thịt thơm ngon, ít dịch bệnh, có thể tận dụng được các loại phụ phẩm của nông nghiệp để chăn thả[2] Gà màu nhờ thịt dai như gà ta, hợp với người Việt nên tiêu thụ tốt và ít bị cạnh tranh với gà ngoại nhập như gà công nghiệp[3]

Các chi phí như tiền điện thắp sáng, quạt mát cho trại gà lông màu hoặc thức ăn chăn nuôi đều cao hơn ít nhất 30% so với việc nuôi gà lông trắng[4]. Chỉ cần 100m2 chuồng và 200m2 sân chơi, người nông dân đã có thể nuôi tới 1.000 gà lông màu mỗi vụ. Nuôi khéo, người nuôi có thể quay vòng chuồng nuôi tới 3 vụ gà mỗi năm, Chi phí xây chuồng trại hết không quá 80 triệu đồng/chuồng để nuôi gà trong nhiều năm[5].

Gà lông màu chịu nhiệt và ẩm độ cao, thích ứng nhanh với Stress của môi trường, có thể nuôi công nghiệp, bán công nghiệp,thả vườn như gà Sasso nhập năm 1996 từ Pháp, gà Kabir nhập năm 1997 từ Israel, có các chỉ tiêu năng suất cao hơn: một mái sản xuất 140-150 gà con, gà thịtnuôi 9 tuần tuổi đạt khối lượng trên 2 kg, tiêu tốn 2,2-2,4 kg thức ăn/kg tăngtrọng.

Hạn chế

So với gà lông trắng, chi phí, kỹ thuật chăn nuôi gà lông màu hoàn toàn khác biệt, chi phí giá thành gà lông màu rất cao trong khi giá bán ra cũng không hơn gà lông trắng. Gà lông màu phải nuôi ít nhất 66 – 70 ngày mới có thể đạt trọng lượng xuất chuồng. Để sản xuất ra 1 kg thịt thì gà lông màu tiêu tốn nhiều thức ăn hơn (2,4 kg thức ăn) so với gà trắng chuyên thịt (2,0 kg thức ăn). Nếu sản xuất 1 triệu tấn thịt gà thì mức tiết kiệm nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi bằng giống gà chuyên thịt lông trắng sẽ là 400.000 tấn/năm[5] Mật độ tối đa cho gà lông màu là chỉ 8–11 con/m2, gà màu chỉ có thể nuôi ở trại hở, tức được chăn thả tự do hoặc nuôi trong khuôn viên sân vườn. Gà màu chỉ thích hợp phát triển ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, có vườn để chăn thả.

Nếu doanh nghiệp muốn đầu tư nuôi gà màu với số lượng lớn phải có diện tích đất rất rộng, đủ không gian cho gà màu tự do đi lại, ăn uống, tìm mồi. Do nuôi chăn thả nên gà màu thường tiếp xúc nhiều với chim, chuột, các nguồn mang mầm bệnh từ bên ngoài. Vì vậy, nếu mở rộng quy mô, doanh nghiệp, chủ trang trại sẽ rất khó khăn trong việc quản lý dịch bệnh. Khi giá gà lông màu giảm do ảnh hưởng dịch cúm gia cầm, thì giá gà lông trắng (chủ yếu do doanh nghiệp đầu tư) lại đang tăng khá, do gà lông trắng ít nhạy cảm với tình hình dịch bệnh hơn so với gà lông màu[6]. Giữa con gà lông màu với con gà lông trắng, thì gà lông màu nhạy cảm hơn với tình hình dịch bệnh[6].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Gà_lông_màu http://www.tintucnongnghiep.com/2014/02/gia-ga-lon... http://www.baoangiang.com.vn/Tam-nong/Nong-lam-thu... http://www.nhandan.com.vn/mobile/_mobile_kinhte/_m... http://www.voh.com.vn/kinh-te/gia-ga-long-mau-dang... http://danviet.vn/nha-nong/dut-tinh-voi-ga-long-tr... http://danviet.vn/nha-nong/ga-long-trang-khong-co-... http://ndh.vn/nuoi-ga-ta-mot-co-hoi-dang-bi-bo-lo-... http://nongnghiep.vn/tuong-lai-ga-trang-ga-mau-con... http://vcn.vnn.vn/lam-loi-hon-1000-ty-dong-tu-phat...